Site icon CC6

Bí mật cuộc đời những ‘ngôi sao’ trượt băng nghệ thuật thế giới

Bí mật cuộc đời những 'ngôi sao' trượt băng nghệ thuật thế giới - Ảnh 1.

123b – Năm 2024, búp bê trượt băng nghệ thuật người Mỹ Gracie Gold (HCĐ Olympic) đã ra mắt cuốn hồi ký tiết lộ những gian truân, khổ đau mà cô và các VĐV trượt băng nghệ thuật phải trải qua.

Gracie Gold xinh đẹp rạng ngời trên sân băng – Ảnh: Getty

Người hâm mộ trượt băng nghệ thuật luôn bị cuốn hút bởi những cú nhảy lên không trung, xoay người điêu luyện rồi đáp xuống mặt băng mà vẫn giữ được thăng bằng. Ấn tượng hơn cả là hình thể mềm mại, vóc dáng mảnh mai cùng nụ cười thiên thần của những VĐV nổi tiếng. Đằng sau vẻ đẹp hoàn mỹ đó là những gian khổ không gì sánh nổi mà các VĐV phải đánh đổi.

Cuốn hồi ký của Gracie đã vén bức rèm về cuộc sống của những ngôi sao trượt băng nghệ thuật thế giới.

Ám ảnh khổ luyện, ăn uống hà khắc

Để thực hiện chính xác tuyệt đối các kỹ năng khó, hầu hết các ngôi sao trượt băng nghệ thuật được đào tạo chuyên môn hóa từ rất sớm. Họ phải từ bỏ trường học, tập luyện toàn thời gian và ăn uống hà khắc để giữ hình thể được dẻo dai, hoàn hảo.

Nếu Gracie Gold bắt đầu sự nghiệp trượt băng nghệ thuật lúc 8 tuổi, thì cô gái vàng của trượt băng nghệ thuật nước Nga – Yulia Lipnitskaya được huấn luyện trượt băng khi mới 4 tuổi. Năm 11 tuổi, cô bé đã đứng thứ 5 ở Giải vô địch trượt băng quốc gia Nga, sau đó trở thành VĐV trẻ tuổi nhất giành HCV tại Thế vận hội mùa đông Sochi 2014 khi 15 tuổi.

Tuy nhiên, 3 năm sau khi giành HCV Olympic, Yulia Lipnitskaya đã tuyên bố giải nghệ bởi chứng biếng ăn tâm thần. 19 tuổi đã chấm dứt sự nghiệp thi đấu đỉnh cao. Phát biểu với AP, Yulia cho hay cô không còn hứng thú với sân băng. Cô bị chứng rối loạn ăn uống hoành hành nhiều năm. 

Trải lòng về khó khăn trong đời VĐV trượt băng nghệ thuật trong hồi ký của mình, Gracie Gold cho biết VĐV trượt băng không thể tránh khỏi ám ảnh từ chế độ ăn uống khắt khe và áp lực giảm cân quá mức. Hậu quả là chứng rối loạn ăn uống hành hạ Gold trong nhiều năm, khiến cô phải dùng thuốc nhuận tràng.

Tâm lý cần đảm bảo tính chính xác và đòi hỏi sự hoàn hảo bằng mọi giá là một góc khuất khác khiến các VĐV trượt băng dễ rơi vào trầm cảm sau những thất bại ở các giải đấu.

Sau khi tụt hạng liên tục tại giải vô địch quốc gia Mỹ và Grand Pix trượt băng nghệ thuật trong 2 năm 2016-2017, bóng tối bao trùm Gracie Gold trong nhiều tháng. 

Theo The People: “Mùa hè năm 2017, nhà vô địch 2 mùa trượt băng quốc gia Mỹ chỉ có thể chải tóc và tỉa lông mày vào buổi sáng. Cô nhìn vào chiếc gương trong phòng tắm đã giơ cao để không phải nhìn những thứ bên dưới cằm”. Bởi dưới cằm là thân hình Gracie Gold tăng 22kg, cơ thể mệt mỏi khi đang điều trị chứng trầm cảm, lo âu và rối loạn ăn uống.

Yulia Lipnitskaya (trái) và Gracie Gold (phải) trên bục nhận huy chương tại Olympic Sochi 2014 – Ảnh: peaceandjustice.freeforums.net

Huy chương đánh đổi bằng… máu

Dù đang chấn thương nhưng bất chấp rủi ro, liều mạng để chinh phục những động tác khó nhằm tìm kiếm vinh quang là một văn hóa trong làng trượt băng nghệ thuật thế giới.

“Hoàng tử sân băng” Yuzuru Hanyu – thần đồng trượt băng nghệ thuật của Nhật Bản – là một điển hình cho thành công của sự nghiệp đạp lên nỗi đau thể xác.

Khi 4 tuổi, Yuzuru Hanyu tiếp xúc với trượt băng nghệ thuật đơn thuần để nâng cao thể trạng nhằm thuyên giảm chứng hen suyễn. Nhưng Hanyu lại đánh đổi tính mạng lấy vinh quang. Anh nổi tiếng là ngôi sao trượt băng biểu diễn kỹ thuật khó nhất – quay bốn vòng rưỡi trên không.

HLV Nanami Abe của Hanyu tiết lộ: “Cậu ấy sống như thể cả cuộc đời chỉ có trượt băng nghệ thuật. Tôi không nhớ Yuzuru Hanyu đã điều trị chấn thương dây chằng bao nhiêu lần”.

Năm 2014, dù đang gặp đa chấn thương nhưng Hanyu vẫn quyết định nén đau thi đấu tại giải Grand Pix ở Thượng Hải. Tờ Sina của Trung Quốc khi đó đã dùng cụm từ “máu nhuộm đỏ mặt băng” khi miêu tả chấn thương của Hanyu. Hanyu được đưa vào viện điều trị với chấn thương vùng bụng nghiêm trọng ngay sau khi giành HCB tại giải.

Vật lộn với chấn thương liên miên, mắt cá chân quá tải, phải uống thuốc giảm đau gấp 4 lần bình thường, Yuzuru Hanyu quyết định từ bỏ trượt băng nghệ thuật chuyên nghiệp ở tuổi 27 và tuyên bố “danh hiệu không còn ý nghĩa với tôi”.

Sau những chương tối tăm nhất của cuộc đời, Gracie Gold đã bước ra ánh sáng và tươi cười trở lại. Phát biểu với tạp chí The People, Gold nói: “Trong khổ đau vẫn có những nguồn cảm hứng. Điều hối tiếc nhất là tôi đã không nhìn lại, quan tâm, trân trọng những khoảnh khắc trong cuộc đời. Tôi tập trung quá nhiều vào kiếm tiền và giảm cân”.

Thông qua cuốn hồi ký, Gracie Gold mong những thay đổi tích cực đối với trượt băng nghệ thuật Mỹ. Ở đó, VĐV được sống với đam mê trượt băng mà vẫn đảm bảo an toàn về sức khỏe thể chất, tinh thần.

Hoàng tử sân băng Yuzuru Hanyu (Nhật Bản) bất chấp chấn thương để thi đấu – Ảnh: Getty

Gracie Gold và hồi ký cuộc đời

Gracie Gold sinh ngày 17-8-1995, được coi là đại diện xuất sắc cho nước Mỹ ở môn trượt băng nghệ thuật với gương mặt xinh đẹp như búp bê Barbie và nụ cười tươi ngay cả khi ngã trên sân băng. Cô từng giành HCĐ Olympic Sochi 2014, 6 huy chương tại các giải Grand Pix và 2 lần vô địch Giải trượt băng nghệ thuật Mỹ.

Ngày 6-2-2024, hồi ký “Outofshapeworthlessloser” của Gold được xuất bản và trở thành cuốn sách được bán chạy nhất của The New York Times. Trong hồi ký, “búp bê Barbie” kể rằng cô lớn lên trong một gia đình không chấp nhận bất cứ điều gì kém hơn vàng, chịu áp lực từ sự huấn luyện khắt khe, và từng là nạn nhân của hành vi tấn công tình dục.

Gracie Gold nhận định cô phải trả giá khi đối mặt với rối loạn ăn uống, lo âu tới mức từng có ý định tự tử. Trang amazon.com nhận định “Outofshapeworthlessloser” không chỉ là bằng chứng đầy thuyết phục cho cuộc chiến sau hào quang của những VĐV đẳng cấp thế giới, mà còn là câu chuyện hấp dẫn được Gracie Gold dũng cảm viết lên từ sự trung thực và thách thức đầy xúc động.

Hôm qua (4-2), cặp vận động viên nổi tiếng người Nga Tatiana Totmianina và Maxim Marinin đã giành huy chương vàng nội dung trượt đôi tại Giải vô địch trượt băng nghệ thuật châu Âu, đang diễn ra tại thủ đô Budapet, Hunggari. Đây là tấm huy chương vàng thứ 3 liên tiếp của Totmianina và Marinin ở các Giải vô địch châu Âu (2002, 2003 và 2004).

Exit mobile version